Hắt xì hơi là phản xạ tự nhiên giúp loại bỏ các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi.
Phần lớn nguyên nhân gây hắt xì hơi liên tục sau khi ngủ dậy vào buổi sáng là do cơ thể tiếp xúc lâu với các chất ô nhiễm trong không khí, nằm điều hòa, máy lạnh liên tục vào ban đêm. Hắt xì hơi liên tục sau khi ngủ dậy cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh liên quan đến hô hấp như: nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, viêm mũi dị ứng, viêm xoang,…
1. Viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân hắt xì hơi liên tục sau khi ngủ dậy có thể là do cơ thể tiếp xúc lâu với một số tác nhân gây dị ứng trong lúc ngủ như phấn hoa, bụi bẩn, lông của vật nuôi,… Những chất gây dị ứng này xâm nhập vào mũi và gây viêm niêm mạc đường hô hấp trên (viêm mũi dị ứng).
Khi bị dị ứng với các tác nhân này, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng quá mức với tác nhân gây dị ứng bằng cách sản xuất kháng thể có tên là Immunoglobulin E (IgE). Những kháng thể này di chuyển đến các tế bào giải phóng ra chất gây phản ứng dị ứng, kích hoạt khả năng hệ thống miễn dịch bằng cách hắt xì hơi để loại bỏ tác nhân gây dị ứng ra khỏi cơ thể bằng cách đẩy mạnh không khí qua mũi hoặc miệng [1].
Ngoài hắt xì hơi, những triệu chứng viêm mũi dị ứng thường gặp khác là ngứa mũi, chảy nước mũi hoặc tắc mũi.
2. Viêm xoang
Viêm xoang được định nghĩa là tình trạng viêm niêm mạc của một hoặc nhiều xoang cạnh mũi, khi đó các hốc xoang này sẽ chứa đầy các chất dịch hoặc mủ.
Sau khi ngủ dậy, lượng dịch nhầy và các tác nhân gây viêm xoang như vi khuẩn, virus và các chất trung gian gây viêm như cytokine, IL-1, IL-6,… tích tụ trong khoang mũi trong dịch nhầy tăng cao, gây tắc nghẽn mũi và khó thở.
Khi đó, cơ thể kích hoạt cơ chế phản ứng bằng cách hắt hơi để tống dịch nhầy và các chất gây viêm ra khỏi cơ thể, làm thông thoáng đường thở.
Do đó hắt xì hơi liên tục sau khi ngủ dậy vào buổi sáng có thể là dấu hiệu cho biết viêm xoang đang tái phát hoặc trở nặng hơn.
3. Viêm mũi do nhiễm khuẩn, nhiễm virus
Viêm mũi do nhiễm khuẩn, nhiễm virus có thể là nguyên nhân hắt xì hơi liên tục sau khi ngủ dậy. Hắt xì hơi hiếm khi là triệu chứng duy nhất của viêm mũi và thường xuất hiện cùng với các triệu chứng khác như ho, đau đầu, đau nhức cơ thể,…
Tình trạng này diễn ra thường xuyên khi thay đổi thời tiết, do tiếp xúc gần người nhiễm bệnh hoặc chạm vào đồ vật bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus.
Khi các vi khuẩn, virus này xâm nhập vào cơ thể qua mũi sẽ bám vào niêm mạc đường hô hấp, gây ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi hoặc viêm đường hô hấp trên cấp tính [2].
Khi đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ coi những vi khuẩn, virus này là tác nhân lạ và hình thành cơ chế hắt xì hơi để loại chúng ra khỏi đường hô hấp và bảo vệ cơ thể.
Nên làm gì nếu bị hắt xì hơi liên tục sau khi ngủ dậy
Vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc xịt mũi nước biển sâu để phòng ngừa và giảm tình trạng hắt xì hơi liên lục sau khi ngủ dậy.
Dung dịch xịt mũi nước biển sâu Influprop với nồng độ muối clorua kali, clorua natri, muối magie và muối đồng tối ưu. Giúp loại bỏ dịch nhầy và làm sạch sâu khoang mũi, làm giảm tình trạng hắt xì hơi liên tục.
Ngoài ra các thành phần natri hyaluronat, hoa cúc tím và cúc kim tiền trong dung dịch xịt mũi Influprop còn giúp dưỡng ẩm cho niêm mạc mũi, tạo hàng rào bảo vệ chống lại vi khuẩn và virus gây bệnh đường hô hấp.
Influprop® được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi Công ty Cổ phần Vật tư và Trang thiết bị Y tế Việt Nam (VIMEDTEC., JSC). Ngoài ra, VIMEDTEC còn là đại diện độc quyền Erbozeta nhập khẩu và phân phối hơn 20 sinh phẩm khác tại Việt Nam, Laos.
Liên hệ Dược sĩ tư vấn VIMEDTEC qua Helpline 0907055929 – 0911055929 để biết thêm thông tin về dung dịch xịt mũi Influprop®.
Tham khảo thêm:
Viêm xoang – nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng tránh
Top 5 dung dịch xịt mũi xoang tốt nhất hiện nay
Tài liệu tham khảo:
[1] Pfaar O, Raap U, et al. “Pathophysiology of itching and sneezing in allergic rhinitis”. Swiss Med Wkly. 2009 Jan 24;139(3-4):35-40. [doi: 10.4414/smw.2009.12468].
[2] Eccles R. “Understanding the symptoms of the common cold and influenza”. Lancet Infect Dis. 2005 Nov;5(11):718-25. [doi: 10.1016/S1473-3099(05)70270-X].
Có thể bạn quan tâm
Cách rửa mũi đơn giản tại nhà điều trị nghẹt mũi, viêm xoang
Hắt xì hơi liên tục sau khi ngủ dậy là dấu hiệu bệnh gì?
Các loại thuốc xịt mũi cho trẻ sơ sinh trên thị trường hiện nay
Phòng tránh viêm xoang khi thay đổi thời tiết